Lắp đặt bulong neo cho nhà thép tiền chế đảm bảo an toàn

Rate this post

Từ lâu bulong neo móng đã được đưa vào sử dụng, thi công, lắp đặt trong xây dựng nhà thép tiền chế. Và việc làm thế nào để thi công bulong neo đúng cách; giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, tính an toàn của công trình đang rất được nhiều kỹ sư quan tâm. Đừng lo lắng, STC Group sẽ giải đáp hết tất cả những khúc mắc, lo lắng của bạn ngay bây giờ!

hãy cùng chúng tôi đi hết bài viết này nhé!

“STC SAI GON – GOOD PRODUCT – GOOD SERVICE”

>>> Mọi yêu cầu thắc mắc cần tư vấn, hãy liên hệ với STC Sài Gòn qua HOTLINE 0912 436 436

Vai trò của bulong neo trong xây dựng, lắp đặt nhà tiền chế như thế nào?

Trước tiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vai trò của bulong neo móng trong xây dựng nhà thép tiền chế như thế nào nhé!

Dựa trên việc xây dựng các mô hình chịu lực tính kết cấu; các kỹ sư sẽ đưa ra các thông số thiết kế bu lông neo phù hợp.

Vị trí chân cột là vị trí chịu lực cắt lớn trong kết cấu cột của tòa nhà, nhà xưởng. Bu lông neo chân cột giúp cố định cột vào dầm móng; từ đó mà trước khi lắp đặt phần mái hoặc tầng tiếp theo; chúng ta sẽ có được các cột chính vững chắc.

Bên cạnh đó, nó cũng chịu tải trọng và các lực tác động lớn nên cần tính toán để đưa ra thiết kế phù hợp và an toàn. Để giúp cho việc truyền tải lực từ cột sang hệ thống móng được diễn ra thuận lợi.

Đọc thêm:   Bảng Giá Bu Lông Mạ Kẽm

Bulong neo móng sẽ giúp cho kết cấu hoạt động ổn định và an toàn hơn. Chịu được các tải trọng trong quá trình sử dụng và vận hành một cách tốt nhất.

lap-dat-bu-long-neo-mong

Bật mí biện pháp thi công, lắp đặt bu lông neo chân cột

Sau khi tính toán và lựa chọn bu lông neo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật; chúng ta sẽ tiến hành công đoạn lắp đặt bulong neo. Nhằm phát huy tối đa vai trò của bu lông neo chân cột thì việc thi công lắp đặt cũng cần đảm bảo chính xác.

Việc thi công lắp đặt bu lông móng sẽ cần trải qua 8 bước cơ bản và được chia ra làm 2 giai đoạn:

Trước khi lắp cột thép

  • Định vị móng, lắp coppha: Xác định tim cột, khoảng cách giữa các bu lông neo; dùng sắt D8 hoặc D10 để cùm chân bu lông neo nhằm đảo bảo bu lông không bị dịch chuyển trong quá trình thi công bê tông chân móng. Có thể cùm chân bu lông neo vào sắt chủ của dầm móng hoặc sắt chủ chân cột.
  • Liên kết bulong neo với bản mã: Bản mã được lắp đặt sao cho phần tiếp xúc với chân cột trên cùng mặt phẳng và đều nhau. Đảm bảo tính đồng bộ và khả năng truyền lực của cột lên hệ thống móng của nhà xưởng.
  • Kiểm tra và cố định hệ bu lông bằng đai ốc: Tiến hành vặn đai ốc để cố định bản mã với bu lông neo; sau đó bọc, quấn lại phần tiện ren để bảo vệ.
  • Tiến hành đổ bê tông vào phần đáy móng: Sau khi đã quấn bảo vệ phần ren; ta tiến hành đổ bê tông cho đáy móng. Trước khi tiến hành đổ bê tông; cần nghiệm thu lại tọa độ bằng máy kinh vĩ và kiểm tra lại độ ổn định của từng cụm bu lông.
  • Tháo coppha móng: Khi bê tông đã khô, ta tháo lớp coppha ra ngoài và chuyển qua bước lắp đặt cột thép. Đồng thời tháo hết các đai ốc đã vặn vào bu lông và bản mã thép.
Đọc thêm:   Đại lý bu lông ốc vít uy tín tại TP HCM

Sau khi lắp cột thép

  • Lắp dựng cột vào phần móng: Dùng cần trục di chuyển cột thép sao cho vào khớp các bu lông.
  • Kiểm tra và siết chặt các đai ốc: Khi phần cột thép đã vào đúng vị trí; chúng ta hãy tiến hành lấy đai ốc và siết chặt tất cả; cố định cột thép với phần móng
  • Lắp đặt coppha và đổ bê tông cổ móng: Ngay khi hoàn tất lắp đặt cột thép vào các móng trụ. Chúng ta tiếp tục đóng coppha xung quanh phần chân cột; sau đó đổ bê tông để che và bảo vệ liên kết bu lông bên trong. Khi bê tông đã khô hẳn thì tháo coppha và hoàn tất quá trình thi công móng cột.
dinh-vi-bu-long-neo

Định vị bulong neo như thế nào cho chính xác và chắc chắn?

Để định vị bu lông neo được đúng cách, bạn tiến hành theo các bước sau đây:

  • Sử dụng dưỡng bu lông, thép tròn D8 hay D10 hoặc một số dụng cụ chuyên biệt khác; việc này sẽ cố định tạm các bulong neo móng thành cụm bu lông; rồi cố định cụm bu lông với thép chủ trong dầm, cột.
  • So sánh với bản vẽ thiết kế đã được lắp dựng; tiến hành kiểm tra, định vị tim, cốt trong mỗi cụm, các cụm bu lông lại với nhau; để giữ cho bu lông cố định một cách chắc chắn; không bị xê dịch trong suốt quá trình đổ bê tông. Trong một số trường hợp có thể dùng thêm bản mã hay chấm hàn, máy kinh vỹ, máy thủy bình, máy toàn đạc điện tử để thực hiện.
  • Kiểm tra chiều dài nhô lên của bu lông móng chân cột so với cốt; thông thường được quy định trong bản vẽ thiết kế (trung bình rơi vào khoảng 100mm).
  • Đặt bu lông neo móng vuông góc với mặt phẳng chịu lực được thiết kế.
  • Cố định chắc chắn các cụm bu lông với thép chủ, ván khuôn, nền.
  • Dùng nilon bọc bảo vệ lớp ren của bu lông neo móng; điều này sẽ đảm bảo phần ren không bị hỏng trong suốt quá trình đổ bê tông.
  • Lập bảng kiểm tra, nghiệm thu mặt bằng tim, cốt đối với bu lông đã được lắp dựng.
bien-phap-thi-cong-cach-lap-dat-bulong-neo-cho-nha-tien-che-2

7 lưu ý cực kỳ quan trọng khi lắp đặt bulong neo móng bạn không thể bỏ qua!

  • Yếu tố đầu tiên khi chọn bu lông neo; đó là phải kiểm tra bu lông neo móng đã đạt chất lượng chưa.
  • Sau khi đã cố định bu lông neo móng xong; bước tiếp theo là lắp cột thép vào bu lông neo móng; thời điểm này chính là lúc thường xảy ra sự cố ngoài mong muốn nhất. Bởi vì khi lắp cột thép xong, kết cấu cột xà chưa được liên kết vào nhau; nên cực kỳ dễ mất ổn định khi gặp gió bão, hay lực tác dụng từ bên ngoài.
  • Nếu toàn bộ hệ thống khung thép đã hoàn chỉnh cột, kèo, xà liên kết vào nhau; thì lúc này hệ thống khung đã rất chắc chắc, chỉ có thể có sự cố khi va chạm mạnh.
Đọc thêm:   Nên mua bu lông hóa chất dạng ống hay tuýp keo?

Sau khi đã ổn định bu lông neo móng, đến bước lắp cột thép cần chú ý một số yếu tố sau:

  • Người lái cẩu hãy luôn tỉnh táo và tập trung trong suốt quá trình vận hành máy cẩu; chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra việc mất an toàn đến người xung quanh cũng như toàn bộ công trình.
  • Khi thời tiết xấu bạn nên dừng thi công.
  • Khi lắp ghép, không dựa tất cả vào bu lông neo móng; hãy chuẩn bị thêm giằng, kèo, cột luôn hỗ trợ khi lắp cột.
  • Sau khi đã lắp hoàn thiện khoang giằng cứng, cần kiểm tra và căn chỉnh độ chính xác của khung (cao độ, độ lệch cho phép, độ võng…). Từ đó triển khai lắp các khung tiếp theo nối tiếp vào khung giằng chính. Nếu có thể lắp đủ số lượng xà gồ là tốt nhất, nếu không thì lắp ít nhất 50% số lượng xà gồ của từng khoang, dần dần hoàn thiện đến toàn bộ khung.

Hy vọng rằng qua bài viết ngắn này, quý độc giả sẽ có những hình dung nhất định; một cách tổng quan nhất về quy trình thi công bulong neo móng.

Nếu quý vị cần tư vấn hoặc báo giá bu lông neo, bulong móng. Hãy liên hệ với các kỹ sư của chúng tôi qua số HOTLINE 0912 436 436 hoặc Zalo . Quý vị cũng có thể tham khảo thêm nhiều loại sản phẩm khác của chúng tôi tại website https://stcgroupvn.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *