Các loại cây nên trồng trong nhà để hút ẩm không khí khi trời nồm

Rate this post

Khi độ ẩm không khí khi lên tới 90% trở lên sẽ gây nên hiện tượng nồm. Trời nồm là hiện tượng thời tiết đặc trưng của phía đông Bắc bộ. Trời nồm khiến các bề mặt lạnh trở nên ngưng tụ thành giọt nước, bám trên nền nhà, tường, đồ vật,… gây bất tiện cho sinh hoạt. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm giảm bớt tình trạng khó chịu này.

Cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế có xuất xứ từ vùng cận nhiệt đới vậy nên loại cây này rất thích hợp với các vùng có không khí ẩm, có bóng râm. Cây nguyệt quế hấp thụ độ ẩm trong không khí, giúp thanh lọc không gian và mang lại cảm giác thoáng đãng cho cả căn nhà của bạn.

Các loại cây nên trồng trong nhà để hút ẩm không khí khi trời nồm - 1
Cây nguyệt quế khá phổ biến và được nhiều gia đình trồng xung quanh nhà để trang trí không gian sống.

Cây trầu bà

Cây trầu bà cũng là loại cây cảnh trong nhà được ưa chuộng vì vẻ ngoài tươi tốt và xanh mát của loại cây này. Cây trầu bà cũng có các kích thước khác nhau, kích thước nhỏ gọn để trên bàn phòng khách hay trên tủ để đồ hay các chậu cây kích thước lớn hơn có thể dùng để treo trong nhà hay ngoài khu vực ban công. Đây là loại cây rất được ưa thích trong trang trí nội thất.

Các loại cây nên trồng trong nhà để hút ẩm không khí khi trời nồm - 2
Cây trầu bà còn có tác dụng làm sạch không khí trong nhà.

Cây không khí

Hiện nay cây không khí được nhiều người lựa chọn để bày biện trong nhà. Loại cây này phát triển mạnh ở những nơi có ánh sáng, ví dụ như cửa sổ. Điểm đặc biệt của cây không khí là sống nhờ độ ẩm và chất dinh dưỡng trong không khí qua lá. Cho nên chúng được mệnh danh là “máy hút ẩm tự nhiên” tuyệt vời để chống nồm trong những ngày sàn nhà “đổ mồ hôi”.

Các loại cây nên trồng trong nhà để hút ẩm không khí khi trời nồm - 3
Chỉ cần tưới nước 2-3 lần/tuần cho cây không khí là đủ do chúng có khả năng hấp thụ nước trong không khí hiệu quả

Cây lan ý

Cây lan ý còn có tên gọi khác là cây bạch môn hay vĩ hoa trắng, có thể sống trong những môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên. Đây là loài cây này có khả năng hút ẩm cực kỳ tốt thông qua lá, điều hòa không khí, loại bỏ nấm mốc.

Đọc thêm:   Thế chấp nhà thành phố vay nợ, vợ chồng về làng sống thảnh thơi
Các loại cây nên trồng trong nhà để hút ẩm không khí khi trời nồm - 4
Mỗi gia đình nên đặt cây lan ý trong nhà như một cách giảm nồm ẩm hiệu quả.

Cây phong lan

Phong lan là loại cây cảnh quá đỗi quen thuộc với những người yêu hoa. Nhưng ít ai biết được rằng, chúng vừa giúp giảm độ ẩm, chống nồm vừa làm đẹp cho không gian. Khi đặt trong môi trường ẩm ướt, hơi nước trong không khí thẩm thấu qua lông rồi hút vào bên trong rễ cây. Phong lan bốc hơi nước trên bề mặt lá, lá bốc hơi nước càng mạnh thì cây hút nước càng nhiều.

Các loại cây nên trồng trong nhà để hút ẩm không khí khi trời nồm - 5
Ngoài bộ rễ, phong lan hấp thụ hơi nước qua lá để quang hợp giúp cây duy trì sự sống và phát triển

Xương rồng

Vốn dĩ, xương rồng là loại cây có thể phát triển tốt ở những vùng có nhiệt độ khắc nghiệt như sa mạc. Trên thân mọng nước của chúng có các lỗ khí với khả năng hút carbon dioxide, nhả khí oxy và làm tăng nồng độ anion có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy, xương rồng khá hữu ích trong việc hút nước, chống nồm ẩm và điều hòa không khí.

Các loại cây nên trồng trong nhà để hút ẩm không khí khi trời nồm - 6
Xương rồng phong phú, đa dạng chủng loại, gia chủ có thể thoải mái lựa chọn loại cây phù hợp

Cây cọ

Cây cọ là loài cây đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Loại cây này sinh trưởng bằng cách hấp thu độ ẩm trong không khí. Một ưu điểm của cây cọ đó là chúng thường mọc ở những nơi không có nhiều ánh sáng như dưới tán cây rậm rạp, do đó, chúng thích hợp để trồng trong nhà.

Các loại cây nên trồng trong nhà để hút ẩm không khí khi trời nồm - 7
Cọ cảnh dễ trồng và dễ chăm sóc là lựa chọn tốt cho các ngôi nhà.

Cây thường xuân

Đối với y học, cây vạn niên hay chính là cây thường xuân là một vị thuốc quý. Loại cây này rất dễ trồng, chịu được nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Cây thường xuân giúp loại bỏ khá nhiều các chất độc hại có trong không khí.

Các loại cây nên trồng trong nhà để hút ẩm không khí khi trời nồm - 8
Người ta trồng cây thường xuân ở chậu và treo lên cao để giảm hiện tượng nồm ẩm một cách tối đa nhất.

Xem thêm youtube7 loại cây hút khí độc tốt nên trồng trong nhà

Truy cập trang web https://caycanhhanoi.vn/ Để xem nhiều cây cảnh hơn và lựa chọn loại cây phù hợp cho gia đình bạn.

Đọc thêm:   Nội thất căn hộ 70m2 với phòng khách tiết giảm tối đa

1. Cây lan ý

Loài cây này đứng đầu bảng trong danh sách các loài cây lọc sạch không khí của cơ quan vũ trụ Mỹ. Không chỉ hấp thụ formaldehyde, benzen và trichloroethylene, nó còn hấp thụ cả xylene và toluene – hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa.
Cây lan ý có tác dụng cân bằng trướng khí bằng cách hấp thu các nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp cân bằng cơ thể, đó là các trường năng lượng bức xạ nhân tạo (phát ra từ máy tính, đài, đồng hồ, lò vi sóng, điện thoại và tivi. Do đó nên đặt cây gần những thiết bị này để trung hòa môi trường sống.
Lan ý cũng tốt cho những người mắc các chứng bệnh như mất ngủ, mệt mỏi, các bệnh cấp tính và mãn tính khác.
Vì hấp thụ được nhiều hóa chất, nên nó có thể đặt ở bất cứ đâu trong nhà.
2. Cây trầu bà

Giống như nhiều cây dây leo khác, trầu bà khắc phục tình trạng có khí formaldehyde, carbon monoxide và benzene trong nhà. Cây trầu bà thích hợp trồng trang trí trong văn phòng, nhà hàng, khách sạn, tại nhà hoặc môi trường có nhiều tiếng ồn.
3. Cây phất dụ

Loại cây này có thể lọc các loại khí xylene, formaldehyde, trichloroethylene vốn có nhiều trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu và chống thấm. Cây phất dụ phù hợp trồng trong văn phòng có trần nhà cao và ánh sáng mặt trời vừa phải.
4. Cây thường xuân

Loại cây dây leo này phát triển mạnh trong không gian nhỏ. Nó cũng phát triển tốt ở trong phòng có cửa sổ hay nắng nhạt.
Tán lá rậm rạp của thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde (còn gọi là phoóc môn), một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ. Các vật liệu này sẽ thải ra formaldehyde rất chậm theo thời gian. Hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao có thể gây ra các kích thích mắt, làm chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và ung thư.
5. Cây lưỡi hổ

Đọc thêm:   Dừng chân tại 10 homestay Ninh Bình với view siêu chill

Cây lưỡi hổ rất quen thuộc, và thực sự sẽ gây ngộ độc nếu bạn ăn vào. Ngược lại, nó cũng có tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde. Cây dễ sống, do vậy phù hợp với người ít có thời gian chăm sóc. Vì formaldehyde bay hơi chủ yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân, nên cây lưỡi hổ sẽ có hiệu quả nhất khi đặt trong nhà tắm.
6. Thiết mộc lan

Đây là cây có lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm. Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá dài. Thiết mộc lan có thể hút khí toluen và khí CO.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp, khả năng hấp thụ khí toluen sau 24h tiếp xúc (tính trên một đơn vị diện tích bề mặt lá) của thiết mộc lan là 1.3 µg/cm2, 2,7 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.
7. Cây trúc mây

Cây dễ trồng, đẹp mắt. Cao 1-2 m, gốc có nhiều rễ phụ và chồi bên. Thân nhẵn, đốt đều đặn, mang nhiều bẹ khô do lá rụng để lại. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, thích hợp làm cây trồng nội thất, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt. Nhu cầu nước trung bình.
Cây lọc tốt amoniac, một chất rất hại cho hệ hô hấp, vốn là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may, và thuốc nhuộm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *