Chúng ta đã không còn quá xa lạ với bản mã thép; khi mà chúng được sử dụng rộng rãi trong các kết nối dầm cột ở đại đa số các công trình xây dựng. Bạn có biết hiện nay có những phương pháp gia công bản mã thép nào không? Và ưu, nhược điểm của các phương pháp đó như thế nào? Hãy cùng STC Group tìm hiểu nhé!
“STC SAI GON – GOOD PRODUCT – GOOD SERVICE”
>>> Mọi yêu cầu thắc mắc cần tư vấn, hãy liên hệ với STC Sài Gòn qua HOTLINE 0912 436 436
Các phương pháp gia công bản mã thép và ưu, nhược điểm của chúng
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gia công bản mã; mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có thể quy gộp lại thành 4 phương pháp chính sau đây.
Gia công bản mã bằng phương pháp cắt Plasma
Phương pháp cắt Plasma thường được áp dụng trong các ngành công nghiệp cơ khí, sắt thép; với ứng dụng chính là cắt kim loại bằng mỏ Plasma.
Phương pháp này liên quan mật thiết đến hiện tượng hồ quang điện mà chúng ta thường thấy ở các trạm biến áp, các dao cách ly,… Trong phương pháp Plasma, không khí sẽ được nén ở áp suất rất lớn thành dạng trơ; sau đó dòng khí này sẽ được thổi qua vòi phun. Dưới áp suất cao và sự trao đổi liên tục của các điện tích, sinh ra hiện tượng hồ quang điện làm nóng chảy kim loại tại vị trí cắt. Trên thực tế quá trình sinh hồ quang diễn ra cực kỳ nhanh chóng mà mắt thường không nhìn thấy được.
Ưu điểm: Phương pháp này sở hữu tốc độ cắt rất nhanh nên có thể làm hiệu suất gia công tăng cao; đồng thời giúp tiết kiệm thời gian, nhan lực cho doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Nhược điểm lớn nhất ở phương pháp này là đường cắt không được chuẩn
- Thêm nữa là các tấm bản mã thép gia công bằng cắt Plasma thường có độ vát lớn nên thẩm mỹ không tốt
Phương pháp cắt laser
Ở công nghệ cắt này, người ta sử dụng các máy cắt ứng dụng công nghệ bán dẫn. Các loại máy này sẽ đốt các bán dẫn là Diot Galium – Arsen để sinh ra chùm Lazer có khả năng phát xung cực ngắn: cỡ mili giây (ms), nano giây, pico giây, cho phép tập trung năng lượng tia laser cực lớn trong thời gian cực ngắn. Chùm tia này sinh ra lượng nhiệt cực lớn đủ để cắt, đốt và làm bốc hơi vật liệu trong kỹ thuật.
Ưu điểm: Gia công bản mã thép bằng công nghệ Lazer sẽ tạo ra thành phẩm có thẩm mỹ tốt; bên cạnh đó là đường cắt lại vô cùng chính xác.
Nhược điểm: Các chùm tia lazer dù là công suất nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người đặc biệt là vùng mắt.
Cắt bản mã thép bằng phương pháp cắt oxy-gas
Cắt Oxy – Gas hay còn gọi là cắt gió đá đây là công nghệ cắt khá là lâu đời. Với nguyên lý hoạt động là dùng khí nén để đốt cháy vật liệu cần cắt tạo thành các Ocid; sau đó làm nóng chảy và thổi bay chúng khỏi bề mặt cắt.
Ưu điểm: Ưu điểm của công nghệ cắt bản mã thép này là có thể cắt các tấm thép dày.
Nhược điểm: Các tấm thép càng dày thì thành phẩm càng có độ vát lớn nên thẩm mỹ không tốt.
Phương pháp cắt tia nước
Nguyên lý hoạt động của phương pháp này như sau: Nước được thêm các hạt mài sẽ được bơm và nén vào một bình nén có áp suất cao; sau đó nước được phun qua một cái vòi nhỏ; việc cắt vào các vật là do sự bắn phá của dòng tia nước có tốc độ cao này. Áp suất cắt có thể đạt từ 40.000 Psi đến trên 87.000 Psi.
Ưu điểm:
- Công nghệ cắt này không bị hạn chế bởi bề dày của vật liệu, có thể cắt các đồ vật có độ dày lên tới 20 Inch.
- Ngoài ra do quá trình cắt không sinh ra nhiệt nên thành phẩm sẽ không bị biến dạng; nhờ đó vấn đề thẩm mỹ được đảm bảo.
- Vết cắt cũng rất nhỏ và mịn.
Nhược điểm: Điểm trừ lơn nhất của phương pháp này là chi phí. Chi phí vận hành máy móc và gia công cao hơn nhiều so với các phương pháp khác; vì thế mà ít có doanh nghiệp sử dụng phương pháp này.
Bản mã được sản xuất từ nguyên liệu nào?
Loại thép được sử dụng để gia công bản mã phổ biến tại nhiều doanh nghiệp hiện nay là loại mác thép SS400. Loại thép này có thành phần chính là sắt, cacbon và một vài nguyên tố khác như mangan, silic, photpho, crom…
Mác thép SS400 thường ứng dụng nhiều trong nghành chế tạo máy, khuôn mẫu.
Thông số kỹ thuật của mác thép SS400:
- Độ bền kéo ( MPa ) 400 – 510.
- Bền chảy ( MPa ) chia theo độ dày. Nếu thép có độ dày ≤ 16 mm thì sẽ là 245. Còn thép dày 16 – 40 mm sẽ là 235. Riêng loại thép dày > 40 mm thì sẽ là 215.
- Độ dãn dài tương đối ( denta ) % chia theo độ dày. Tương ứng ≤ 25 mm 20, và > 25 mm 24.
- Thử uốn nguội 180 độ sẽ được tính theo công thức r = 1.5 a. Trong đó ( r là nửa đường kính gối uốn và a là độ dày ).
Nhờ những ưu điểm vượt trội như độ cứng lớn và lực kéo đứt cao; nên bản mã từ loại thép này sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp của bạn.
STC Group: Dịch vụ cắt chặt thép bản mã theo mọi quy cách yêu cầu tại TP HCM
Chúng tôi là nhà sản xuất trực tiếp bản mã nên có giá thành tốt trên thị trường. Tất cả sản phẩm đều đạt chuẩn chất lượng, được kiểm định chất lượng tại các trung tâm kiểm nghiệm lớn, uy tín và có đầy đủ giấy chứng nhận. Bên cạnh đó, với lịch sử hình thành và phát triển hơn 13 năm, chắc chắn bạn sẽ hài lòng với sản phẩm và dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
“STC SAI GON – GOOD PRODUCT – GOOD SERVICE”
>>> Mọi yêu cầu thắc mắc cần tư vấn, hãy liên hệ với STC Sài Gòn qua HOTLINE 0912 436 436
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm quý khách, hãy liên hệ với chúng tôi theo những cách sau để được tư vấn và nhận được báo giá mới nhất về sản phẩm.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ STC SÀI GÒN
Văn phòng: 178 Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.
ZALO: 0912 436 436
Email: vattu@stcgroupvn.com
Website: https://stcgroupvn.com