Cận cảnh vẻ đẹp khu nhà vườn Phủ Công chúa Ngọc Sơn
Theo ông Trần Song, Phó Chủ tịch UBND TP Huế, Phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn tuy không thuộc về Hoàng gia triều Nguyễn nhưng sự tồn tại của nó song hành khá mật thiết cùng lịch sử của vùng đất cố đô. Hiện tại nơi này là điểm đến thường xuyên của khách du lịch trong và ngoài nước.
Công chúa Ngọc Sơn (tên thật là Nguyễn Phước Hỷ Hỷ) là con vua Đồng Khánh (1885-1889) – 1 trong 13 vị vua Nguyễn trị vì triều đại phong kiến cuối cùng tại cố đô Huế. Công chúa Ngọc Sơn kết hôn với Trung quân Đô thống Nguyễn Hữu Tiễn, con trai của Đông Các đại học sĩ Nguyễn Hữu Thảng, đại thần triều Nguyễn. Hiện tại người thừa tự của ngôi phủ thờ là bà Nguyễn Thị Sương, cháu nội phò mã Nguyễn Hữu Tiễn. Chồng bà Sương là nhà sử học, văn hóa Huế nổi tiếng – Phan Thuận An.
Ngôi phủ này được xây dựng năm 1921 dưới đời vua Khải Định với diện tích 2.370m2 theo lối “trùng thiềm điệp ốc” với 1 ngôi nhà rường 3 gian 2 chái và nhà phụ, nhà bếp. Đây là một ngôi nhà vườn hoàn chỉnh theo phong cách Huế với hàng cau, hàng chè tàu uốn lượn dẫn vào nhà; phía trong là tiền án (hòn non bộ), minh đường (hồ sen và bể cạn), tả long và hữu hổ (hai kỳ thạch bài trí ở hai bên tiền đường). Phía quanh vườn bao bọc bởi những lũy tre, phần sau được trồng nhiều dừa xanh mát, riêng phần trong vườn có trồng nhiều cây trái và hoa kiểng. Ở trong nhà, ở gian giữa là các bàn thờ tiền Phật hậu linh. Nội thất treo nhiều hoành phi, câu đối cùng các sập gụ, tủ chè, tủ sách.
TS. Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội TP Đà Nẵng, nguyên Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cho biết thêm, ở trong phủ thờ này hiện được con cháu các đời lưu giữ những kỷ vật của vị phò mã Nguyễn Hữu Tiễn, từ những chiếc huy chương do vua Khải Định (1916 – 1925) ban tặng, cho đến những vật dụng để giải trí của ông như bộ xăm hường bằng xương, bộ đầu hồ bằng gỗ, những món đồ sứ ký kiểu từ Trung Hoa, bộ đồ ăn trầu bằng bạc hay bằng ngà, bộ khay trà chạm cẩn rất tinh xảo… cùng với những cổ vật gia bảo là cả ngàn cuốn sách quý với đủ thứ ngôn ngữ, khiến cho nơi đây trở thành một trong những thư viện gia tộc lớn và quý hiếm ở vùng đất cố đô.
Trải qua gần 100 năm tồn tại, do sự tàn phá về thời gian và sự hạn chế về kinh phí bảo quản nên Phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn đã bộc lộ những khuyết điểm của kỹ thuật và vật liệu xây dựng truyền thống như: máng xối bị dột, bờ mái xây gạch bị nứt, một số cấu kiện gỗ bị mất do hư hỏng hay có dấu hiệu mối mọt, vôi vữa trát tượng bị bong rộp – thấm mốc, nền láng xi măng bị ẩm và phong hóa.
Tổng mức đầu tư cho công trình này là hơn 750 triệu từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng. Việc tu bổ, chống xuống cấp công trình sẽ góp phần nâng cao sức thu hút đối với du khác đến tham quan, góp phần làm phong phú các loại hình di tích lịch sử văn hóa ở TP Huế.
Dưới đây là một số hình ảnh đẹp về Phủ Công chúa Ngọc Sơn trước khi tu bổ chống xuống cấp:
Đại Dương
Xem thêm youtubeTuyệt đẹp Phủ Thờ Công Chúa Ngọc Sơn ở Huế│nhà vườn cổ còn nguyên vẹn│Khám Phá Huế
Tuyệt đẹp Phủ Thờ Công Chúa Ngọc Sơn ở Huế│nhà vườn cổ còn nguyên vẹn│Khám Phá Huế
✔️Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn được phò mã Nguyễn Hữu Tiễn cho xây dựng năm 1921. Khuôn viên phủ rộng gần 2.400m2. Biệt phủ mang lối kiến trúc điển hình của nhà vườn Huế, làm nơi thờ tự vong linh công chúa Ngọc Sơn. Đây cũng là nơi ăn ở của gia đình ông; cùng 7 người con với người vợ thứ hai là bà quận chúa Công Tôn Nữ Thị Trân. Trải qua hơn 100 năm, phủ thờ Ngọc Sơn công chúa đã được các hậu duệ của vị phò mã Nguyễn Hữu Tiễn gìn giữ. Phủ đã được bảo tồn gần như nguyên vẹn dẫu rằng cố đô Huế và vùng đất Gia Hội nói riêng đã trải bao phen dâu bể.
✔️ Khám Phá Huế là nơi mình chia sẽ những điều đặc biệt ở Huế
✔️like + chia sẽ video nếu thấy hay nhé ae
✔️Đừng quên để lại những dòng bình luận góp ý ở video để tui và bạn kết nối lại gần nhau hơn nữa.
⛔️. Copyright by Khám Phá Huế
⛔️. Do not Reup
🌐 https://www.facebook.com/profile.php?id=100004382684569
CHÚC CÁC BẠN 1 NGÀY MỚI VUI VẺ !
#KhámPháHuế #Phủ_Thờ_Công_Chúa_Ngọc_Sơn #nhà_vườn