Động đất là gì? Đây có phải chỉ là một hiện tượng thông thường hay còn là sự nổi giận của “mẹ thiên nhiên” đối với con người? Dưới đây sẽ là tất cả những thông tin mà Mua Bán mang đến nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ về thông tin này.

Động đất là gì?
Động đất nhìn chung là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái Đất, mạnh hoặc yếu tùy trận (được xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc quá trình đứt gãy ở dưới mặt nước và truyền qua những khoảng cách lớn.
Một chấn động đơn độc thường sẽ kéo dài không quá vài giây, trận động đất nghiêm trọng nhất mới chỉ kéo dài tối đa 3 phút.

Những nguyên nhân gây ra động đất
Động đất là gì và được gây ra bởi nguyên nhân nào chính là nội dung mà chúng tôi sẽ đề cập trong phần tiếp theo.
Nguyên nhân do nội sinh
Nguyên nhân nội sinh gây ra động đất là gì? Động đất do sạt lở hang động ngầm bên dưới mặt đất hoặc động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên khối lượng lớn (loại động đất này chỉ làm rung chuyển vùng hẹp, chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất trên thế giới).
Động đất do núi lửa, chủ yếu liên quan tới các hoạt động phun nổ núi lửa (loại động đất này không mạnh lắm và thường chiếm khoảng 7% tổng số trận động đất trên thế giới).

Động đất kiến tạo (chiếm 90% tổng số trận động đất trên thế giới) có liên quan tới hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt các đứt gãy ở rìa mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở đới hút chìm; liên quan hoạt động magma xâm nhập vỏ trái đất, phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh, khiến đá phát sinh ứng suất, khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất.
Bên cạnh đó, sự liên quan đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây trạng thái co rút và dãn nở thể tích đá cũng làm biến đổi lớn về thể tích và gây ra động đất.
Nguyên nhân do ngoại sinh
Vấn đề ngoại sinh gây ra động đất là gì? Câu trả lời chính là nguyên nhân từ bên ngoài Trái Đất như sự va chạm của thiên thạch vào Trái Đất hay của vụ trượt lở đất đá khối lượng lớn.

Nguyên nhân nhân sinh
Điều khiến con người gián tiếp trở thành nguyên nhân gây động đất là gì? Động đất xảy ra do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân hay nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc các tác động của áp suất cột nước từ các hồ thủy điện, hồ chứa nước.

Động đất nguy hiểm như thế nào?
Sau khi đã có được câu trả lời về khái niệm động đất là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự nguy hiểm khi xảy ra động đất. Động đất là nguyên nhân gây ra sóng thần, khi xảy ra động đất trong lòng đại dương, địa chấn đẩy khối nước khổng lồ lên cao.
Trong khoảng mấy trăm ki-lô-mét vuông khối nước bị đẩy lên cao rồi lại rơi xuống sẽ tạo ra các đợt sóng lớn tràn qua đại dương và đổ bộ vào đất liền.

Đôi khi động đất cũng khiến núi lửa hoạt động, thậm chí ảnh hưởng đến núi lửa đã tắt từ lâu. Lòng đất bị nứt đã tạo cơ hội cho dòng magma phun trào. Những hiện tượng trên kết hợp với nhau chắc chắn sẽ gây ra tai họa khó lường.
Vậy cách ngăn cản động đất là gì? Vì động đất xảy ra bất ngờ và có tính chất nguy hiểm, con người không thể ngăn chặn được, cách đối phó duy nhất là làm thế nào để giảm thiểu tối đa thiệt hại mà động đất có thể gây nên.
Độ lớn của động đất như thế nào?
Động đất có phân loại theo mức độ không và mức nguy nhất của động đất là gì? Độ lớn của động đất M hay còn gọi là độ Richter, được phân loại cụ thể như sau:
- Từ 1 – 2: Rất khó/ không nhận biết được.
- Từ 2 – 4: Có thể nhận biết được những thường không gây các thiệt hại.
- Từ 4 – 5: Mặt đất bắt đầu rung chuyển, có thể nghe thấy tiếng nổ, có thiệt hại nhưng không đáng kể.
- Từ 5 – 6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình sẽ xảy ra hiện tượng nứt.
- Từ 6 – 7: Nhà cửa có khả năng bị hư hại nhẹ.
- Từ 7 – 8: Động đất mạnh, có thể phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, vết nứt lớn hoặc lún sụt trên bề mặt đất.
- Từ 8 – 9: Nhà cửa bị đổ nát, nền đất lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo sự thay đổi địa hình trên diện rộng.
- Trên 9: Rất hiếm xảy ra.

Với những trận động đất M>7 thì không xảy ra khắp mọi nơi mà sẽ thường tập trung ở các vùng nhất định, được gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh.
>>>Xem thêm: Đất rừng sản xuất: Xây nhà, chuyển nhượng và thế chấp
Tác hại mà động đất gây ra cho con người và môi trường
Tác hại của động đất là gì? Tác hại trực tiếp từ các trận động đất là sự rung cuộn mặt đất, gây hiện tượng nứt vỡ, làm sụp đổ công trình xây dựng, gây sạt lở đất, tuyết. Mức độ nghiêm trọng của nó sẽ được xác định dựa trên cường độ và khoảng cách tính từ chấn tâm và các điều kiện địa chất, địa mao tại nơi bị ảnh hưởng.

Động đất cũng thường gây nên hỏa hoạn nếu chúng phá hủy đến các đường dây điện và đường ống khí.
Các trận động đất dưới đáy biển còn có thể gây hiện tượng lở đất hoặc biến dạng đáy biển, phát sinh sóng thần (đợt sóng thần tràn da đại dương rồi đổ bộ đất liền). Đôi khi động đất còn có thể khiến núi lửa hoạt động, thậm chí cả những núi lửa đã “nguội” từ lâu…
Trên thế giới đã từng xảy ra nhiều trận động đất lớn, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản. Nhật Bản là 1 trong những quốc gia thường xảy ra động đất với mức độ lớn, nhỏ khác nhau.
Dự báo động đất là gì?
Dự báo động đất (Earthquake prediction) được xem là nỗ lực được nhiều thế hệ các nhà địa chấn học hướng đến, nhằm dự báo thời gian, địa điểm, cường độ và tính trạng khác, kể cả xây dựng phương pháp dự báo dạng như phương pháp VAN (VAN method).
Kết quả đạt được chính là sự đánh giá nguy cơ xảy ra động đất ở từng vùng, thể hiện bản đồ phân vùng nguy cơ động đất.

Hiện tại vẫn chưa có dự báo cho từng vụ, có nghĩa là động đất vẫn là thiên tai chưa thể dự báo trước. Chính vì thế, những người sống ở khu vực có nguy cơ động đất khó có thể tránh triệt để được. Đó là câu trả lời tương đối hoàn chỉnh cho câu hỏi về dự báo động đất là gì?
>>>Xem thêm: Thời hạn sử dụng đất là gì? Chi tiết quy định đối với đất sử dụng có thời hạn
Những thảm họa động đất lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay
Xếp theo cường độ, mức độ hủy diệt và tàn phá cơ sở vật chất, kinh tế thì trong lịch sử động đất thế giới ghi nhận 5 trận động đất với sức ảnh hưởng mạnh nhất.
- Trận động đất 9.2 độ Richter tại Mỹ năm 1964
Ngày 28/03/1964, một trận động đất mạnh 9.2 độ Richter đã xảy ra tại phía tây nam của thành phố Anchorage, thành phố lớn nhất của bang Alaska lúc bấy giờ, gần như đã phá hủy toàn bộ nơi này.

Với tâm chấm độ sâu 124.8 km, trận động đất đó đã cướp đi sinh mạng 131 người, trong đó có 128 người đã thiệt mạng do sóng thần xuất hiện kèm.
Không những gây thiệt hại về người, nó còn gây thiệt hại về nhà cửa, đường sá lên đến 311 triệu USD. Trận động đất này không gây thiệt hại về người lớn nhất lịch sử nhưng lại là trận có cường độ mạnh nhất được ghi nhận.
- Trận động đất tại Tứ xuyên, Trung Quốc năm 2008
Ngày 12/5/2008, tại tỉnh Tứ Xuyên đã xảy trận động đất mạnh 7.9 độ Richter, cướp đi sinh mạng hơn 250.000 người, khiến 10 triệu người mất nhà cửa. Thảm họa này vẫn luôn là nỗi ám ảnh bởi sức hủy diệt kinh hoạt mà nó gây ra.

- Thảm họa kép động đất, sóng thần khu vực Ấn Độ Dương năm 2004
Ngày 26/11/2004, động đất mạnh 9.2 độ Richter tại Ấn Độ Dương đã tạo ra sóng thần tràn đến 14 quốc gia. Mặc dù chỉ diễn ra trong khoảng 10 giây nhưng nó đã cướp đi sinh mạng hơn 225.000 người.

Mức sóng cao đến 30m đã tàn phá cộng đồng dân cư ven biển khu vực Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan cùng các quốc gia lân cận. Trong đó, Indonesia là quốc gia phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất. Đến nay, đây vẫn là một trong những thảm họa thiên nhiên gây nên nhiều thương vong nhất lịch sử thế giới hiện đại bởi sức hủy diệt kinh hoàng nó gây ra.
Qua bài viết này, Mua Bán hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về động đất là gì, đồng thời có thêm nhiều kiến thức hơn về thiên tai này để có thể bảo vệ chính mình và người thân. Đừng quên bấm theo dõi Muaban.net để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin thú vị nào nhé!
>>>Xem thêm:
- Luật môi giới nhà đất cập nhật mới nhất năm 2022
- Đất thương mại dịch vụ là gì? Các quy định về đất thương mại
- Đất giãn dân là gì? Tổng hợp những thắc mắc về đất giãn dân
Xem thêm tại Youtube Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào? TRI THỨC Official
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là gì?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển, hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.
Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.
Nguyên nhân dẫn đến động đất
Nguyên nhân nội sinh…
#động_đất
#trithucofficial