Hướng dẫn lắp đặt tyren đúng cách, đảm bảo chất lượng

Rate this post

Tiếp tục loạt bài chia sẻ về thanh ty ren – ty treo – ty giằng; trong những bài viết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về định nghĩa, phân loại, ứng dụng. Trong bài viết này, STC Group sẽ hướng dẫn các bạn cách lắp đặt tyren đúng cách; theo từng ứng dụng thực tế của nó.

Không dài dòng nữa, chúng ta bắt đầu ngay thôi!

“STC SAI GON – GOOD PRODUCT – GOOD SERVICE”

>>> Mọi yêu cầu thắc mắc cần tư vấn, hãy liên hệ với STC Sài Gòn qua HOTLINE 0912 436 436

Hướng dẫn lắp đặt Tyren với dầm xà gồ

Ở nhiều công trình cao tầng, chung cư, căn hộ để gắn tyren người ta có thể thực hiện bằng cách khoan lên trần bê tông và sử dụng phụ kiện là tắc kê đạn để bắt và cố định tyren. Tuy nhiên ở những công trình kết cấu thép và nhà tiền chế thì chúng ta sẽ không thể sử dụng phương pháp này được. Và để thay thế tắc kê đạn và giải quyết việc không có bề mặt để khoan; người ta đã sử dụng một phụ kiện khác đó là kẹp xà gồ.

Kẹp xà gồ treo ty là một loại phụ kiện trong xây dựng thuộc hệ treo. Với ứng dụng để đỡ hoặc kẹp các thiết bị với nhau một cách chắc chắn và được cố định nhờ các ốc vít siết chặt vào nhau giúp chịu tải được tốt hơn. Khi sử dụng với kẹp xà gồ, các thanh tyren có thể được lắp đặt theo chiều thẳng đứng mà vẫn đảm bảo yếu tố an toàn.

Để lắp đặt tyren với dầm và kẹp xà gồ chúng ta sẽ cần phải thực hiện 3 bước như sau:

  1. Ta đặt phụ kiện kẹp xà gồ thẳng đứng, sao cho phần thân của nó hướng ra bên ngoài.
  2. Tiếp theo ta di chuyển phần “miệng” kẹp vào ngàm của thanh thép dầm; sau đó dùng dụng cụ siết bu lông để siết bulong trên đầu kẹp.
  3. Tiếp tục vặn tyren vào phần đuôi hoặc phần thân của kẹp xà gồ, rồi khóa chặt liên kết bằng bulong để cố định và giữ tyren được chắc chắn.
Đọc thêm:   STC GROUP - Hành trình 13 năm hình thành và phát triển.

Hướng dẫn lắp đặt Tyren vào thanh chống đa năng

Để đáp ứng việc thi công lắp đặt hệ thống cơ điện và cấp thoát nước. Cụ thể là để treo và cố định các hệ thống ống thép luồn dây điện, máng lưới, thang máng cáp lên cao được chắc chắn và tránh ảnh hưởng đến các hệ thống xung quanh. Người ta đã sử dụng giải pháp là dùng các thanh chống đa năng để treo và đỡ các hệ thống này.

Các thanh chống đa năng này được thiết kế với nhiều lỗ trên thân. Để thi công lắp đặt tyren với các thanh chống này các bạn hãy làm theo những bước sau:

  1. Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để xác định vị trí cần lắp đặt thanh chống.
  2. Dựa vào bản vẽ thiết kế, ta dùng thước đo khoảng cách giữa trần bê tông và các thanh chống.
  3. Tiến hành khoan lỗ trên trần bê tông, sau đó lắp tắc kê đạn vào vị trí lỗ khoan.
  4. Một đầu tyren ta vạn vào tắc kê đạn để neo giữ, đầu còn lại liên kết với các thanh chống đa năng. Chúng ta sử dụng đai ốc để cố định vị trí của thanh chống.
ty-ren-treo-thanh-chong-da-nang-5
Thi công thanh chống đa năng

Cách lắp đặt ty giằng cho hệ thống thang, máng cáp

Để việc thi công, lắp đặt được chính xác và chắc chắn giữa các mối liên kết chúng ta sẽ cần thực hiện 3 bước sau đây:

  1. Định vị các tuyến thang, máng điện theo bản vẽ thi công; xác định kích thước từ trục tham chiếu tại hiện trường. Tiến hành dùng bút lông vạch dấu vị trí lắp các chi tiết máng khống chế tuyến; và kích thước tuyến theo kích thước thực tế của chi tiết (đầu lên/ xuống, rẽ nhánh, chuyển hướng…). Đánh dấu các điểm để kết nối tyren trên máng; và các vị trí cần khoan tạo lỗ kỹ thuật trên trần bê tông.
  2. Khoan vào kết cấu để lắp tắc kê đạn; sau đó gắn tyren và các giá đỡ tại các vị trí đã đánh dấu. Hãy chắc chắn đường đường máng thẳng và hướng theo các trục đã định vị sẵn.
  3. Lắp đặt máng điện trên các giá đỡ máng đã lắp đặt và theo cao trình thiết kế; theo thứ tự ưu tiên lắp các chi tiết đầu cuối, góc và nhánh trước rồi mới lắp các đoạn thẳng nối giữa các chi tiết này lại với nhau sau.
Đọc thêm:   Bu Long Neo Móng Cường Độ Cao

Vậy là chúng ta đã hoàn tất công đoạn lắp đặt máng điện với tyren rồi!

huong-dan-lap-dat-ty-ren-dung-cach-4
Thi công thang, máng cáp

Cách lắp đặt, thi công ty treo cho trần thạch cao

Xác định cao độ trần cần thi công

  • Để thi công trần thạch cao, đầu tiên chúng ta cần đo đạc bị trí. Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivo hoặc bằng máy laser; đánh dấu vị trí và búng mực trên vách hay cột để xác định vị trí thanh viền tường.

Cố định thanh viền tường vào vách hay tường theo cao độ đã xác định

  • Bắt vít hoặc đóng đinh với khoảng cách không quá 3mm

Xác định điểm treo ty

  • Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1000 mm. Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 400mm.
  • Với dàn bê tông, sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào trần. Sau đó dùng tác kê đạn để bắt vào lỗ khoan.
  • Cắt tiren theo chiều dài phù hợp với cao độ trần. Lắp tyren vào tắc kê đạn rồi dùng búa đóng cột phụ kiện này vào lỗ đã khoan sẵn trên sàn bê tông.

Bố trí khung trần

  • Dựa vào bản vẽ thiết kế để bố trí và sắp xếp khoảng cách khung trần của thanh chính cho phù hợp.
  • Tùy thuộc vào bề mặt của trần và dòng khung sử dụng mà khẩu độ xương chính được lắp đặt khác nhau với khoảng cách từ 800-1200mm cho phù hợp. Xương chính được liên kết với tyren của điểm treo tạo ra khung dọc. Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000mm.
Đọc thêm:   Giá Bu Long Neo Tại Tp.HCM

Lắp đặt thanh chính

  • Canh chỉnh và cố định các thanh chính với các tyren treo sẵn.
  • Liên kết thanh phụ vào các thanh chính bằng ngàm có sẵn trên thanh chính. Đồng thời cố định chúng vào vách.
huong-dan-lap-dat-ty-ren-dung-cach-3
Thi công trần thạch cao

Hướng dẫn lắp đặt tyren trong thi công coppha

Thông thường việc cố định coppha bằng tyren được dùng chủ yếu ở khâu thi công coppha cho cột.

Kỹ thuật thi công coppha khuôn cột:

  • Tiến hành đổ mầm cột cao 50mm, tạo dưỡng dựng ván khuôn. Lưu ý đặt sẵn các thép chờ lên sàn nhà để tạo chỗ neo cho cốp pha cột.
  • Gia công thành từng mảng để có kích thước bằng kích thước của mặt cột.
  • Sau đó ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.
  • Dùng gông (chất liệu gỗ hoặc thép ), khoảng cách các gông tầm 50 cm .
  • Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền rồi ghim khung cố định chân cột.
  • Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến mảng phía ngoài, đóng đinh liên kết.
  • Lắp gông và nêm chặt, sử dụng dọi để kiểm tra độ thẳng và cứng của cột.
  • Cố định ván khuôn cột bằng các thanh tyren kèm phụ kiện là tán chuồn.

Như vậy là đã hoàn thiện quy trình lắp đặt coppha sử dụng tyren để cố định.

huong-dan-lap-dat-ty-ren-dung-cach-2
Thi công Coppha

Hy vọng rằng qua bài viết ngắn này, quý độc giả sẽ có những hình dung nhất định; một cách tổng quan nhất về cách sử dụng tyren với từng ứng dụng cụ thể.

Nếu quý vị cần tư vấn hoặc báo giá tyren, thanh ren, tán chuồn, ty giằng. Hãy liên hệ với các kỹ sư của chúng tôi qua số HOTLINE 0912 436 436 hoặc Zalo . Quý vị cũng có thể tham khảo thêm nhiều loại sản phẩm khác của chúng tôi tại website https://stcgroupvn.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *