Kiến trúc xanh là gì? 6 xu hướng kiến trúc xanh bùng nổ ở Việt Nam và thế giới

Rate this post

Hiện nay, có rất nhiều công trình kiến trúc xanh đang được triển khai và đẩy mạnh tiến độ xây dựng. Thiết kế này đáp ứng nhu cầu thiết yếu và nâng cao của con người trong đời sống hằng ngày. Vậy, Kiến trúc xanh là gì? Xu hướng kiến trúc xanh phát triển như thế nào? Hãy cùng Cẩm nang Mua Bán đi tìm đáp án trong bài viết dưới đây.

Kiến trúc xanh là gì?

Kiến trúc xanh (kiến trúc bền vững) dùng để chỉ việc xây dựng các công trình kiến ​​trúc và áp dụng các phương pháp thân thiện với môi trường và phải đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong suốt quá trình xây dựng công trình: từ thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì, cải tạo cho đến phá dỡ. Kiến trúc xanh ngày càng mở rộng và chú trọng vào các mục tiêu quy hoạch xây dựng truyền thống về tính kinh tế, tính xã hội cũng như khả năng sử dụng, độ bền và sự tiện nghi. 

Kiến trúc xanh
Kiến trúc xanh ngày càng được các giới đầu tư quan tâm

6 Xu hướng kiến trúc xanh

Theo nghiên cứu, công thức hình thành kiến ​​trúc xanh là: kiến ​​trúc kết hợp với công trình xanh. Nhưng, làm thế nào để kết hợp hai yếu tố này với nhau lại là một bài toán khó cho các kiến trúc sư. Tuy nhiên, trước sự biến đổi theo chiều hướng khó đoán của khí hậu đã thúc đẩy mạnh sự kết hợp này. 6 xu hướng kiến ​​trúc xanh nổi bật nhất hiện nay là:

  • Kiến trúc khí hậu: Xuất hiện từ đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, kiến trúc khí hậu đang có bước chuyển biến tích cực khi được ứng dụng trên rất nhiều quốc gia.
  • Kiến trúc môi trường: Xu hướng này mang đến một môi trường sạch cho nhân loại.
  • Kiến trúc sinh khí hậu: Đó là việc các thiết kế tòa nhà được mô phỏng theo hình dạng của các yếu tố thiên nhiên.
  • Kiến trúc sinh thái: Tùy theo môi trường sinh thái xung quanh mà các kiến trúc sư sẽ tạo ra các thiết kế tương thích. 
  • Kiến trúc hiệu quả và tiết kiệm năng lượng: Thiết kế phải đảm bảo mang đến sự tiện nghi và hạn chế sự tiêu thụ điện hiệu quả. 
  • Kiến trúc thích ứng: Công trình được xây lên phải đảm bảo cho người dân an cư, lạc nghiệp và hài lòng với điều kiện khí hậu nơi đây.
Đọc thêm:   Những mẫu nhà cấp 4 hiện đại chỉ dưới 500 triệu đồng
Kiến trúc xanh
Xu hướng kiến trúc xanh ngày càng mở rộng ra trên toàn thế giới

Lợi ích của các công trình triển khai theo xu hướng kiến trúc xanh

Lợi ích với môi trường

Lợi ích môi trường luôn là mục tiêu hướng tới của kiến trúc xanh. Thiết kế xanh tăng cường bảo vệ môi trường hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học. Các nhà nghiên cứu hứa hẹn kiến trúc xanh sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí và nước, giảm bớt chất thải rắn tồn đọng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Hội đồng Xanh Thế giới, một công trình xanh sử dụng năng lượng ít hơn 26%, chi phí bảo trì thấp hơn 13% và phát thải nhà kính ít hơn đến 33% so với một công trình thương mại truyền thống.

Lợi ích kinh tế

Giảm thiểu chi phí trong toàn bộ quá trình sử dụng công trình luôn là mục tiêu hàng đầu của xu hướng kiến trúc mới này. Thiết kế xanh sẽ giảm chi phí hóa đơn vận hành công trình bao gồm nước, điện, rác thải… và khả năng thu hồi vốn đầu tư sẽ nhanh hơn.

Đặc biệt, bất động sản xanh sẽ tăng giá chóng mặt so với công trình thông thường. Bởi, nhu cầu về đời sống gần gũi với thiên nhiên của nhân loại ngày càng tăng.

Kiến trúc xanh
Kiến trúc xanh mang đến lợi ích kinh tế bền vững

Lợi ích xã hội

Lợi ích xã hội lại càng thể hiện rõ ràng hơn cả trong xã hội đô thị hóa nhanh chóng mặt như hiện nay.

Kiến trúc xanh sẽ mang đến chất lượng không khí tốt hơn, tạo cảm giác thoải mái cho cư dân sau một ngày làm việc mệt mỏi. 

Đặc biệt, thiết kế này còn làm giảm các bệnh liên quan đến đường hô hấp, hen suyễn và dị ứng với khói bụi. 

Nguyên tắc thiết kế công trình kiến trúc xanh

Tiết kiệm và giữ gìn nguồn năng lượng sẵn có

Tiết kiệm năng lượng là nguyên tắc cốt lõi trong việc triển khai công trình xanh. Khi các nguồn năng lượng từ thiên nhiên được khai thác và sử dụng hợp lý thì sẽ ngăn chặn được việc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm cũng sẽ được giảm thiểu. Một số hình thức tiết kiệm năng lượng phổ biến:

  • Sử dụng năng lượng sạch và những loại năng lượng tái chế sau khi đã sử dụng để tiết kiệm tối đa.
  • Có biện pháp để xử lý chất thải, nước thải hợp lý để không gây tác động xấu đến môi trường.
  • Mặt trời và gió chính là nguồn năng lượng có thể tái tạo tốt nhất. Đây là nguồn năng lượng sẵn có, tiết kiệm và an toàn nhất để chúng ta tận dụng.
Kiến trúc xanh
Các nhà đầu tư công trình xanh nên tiết kiệm nguồn năng lượng thiên nhiên

Cộng sinh với môi trường tự nhiên

Kiến trúc xanh ở Việt Nam hiện nay cũng cần cộng sinh với môi trường tự nhiên. Chúng ta nên sử dụng tất cả những loại tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại Việt Nam. Đồng thời, việc này còn giúp tạo sự gần gũi và tuyên truyền thông điệp bảo tồn thiên nhiên hiệu quả. Việc sử dụng các vật liệu sẵn có như nứa, tre, rơm, đá, rạ, các sản phẩm an toàn, có thể tái chế sau khi tháo dỡ cũng góp phần tạo nên giá trị văn hóa đẹp cho nước nhà. 

Đọc thêm:   Phong thủy khi xây nhà: Những nguyên tắc gia chủ cần nắm

Sự tiện nghi, thoải mái  

Công trình xanh được ra đời với mục tiêu tạo ra môi trường sống thoải mái cho người sử dụng. Đó là lợi ích và tính hữu dụng của công trình này. Không chỉ mang tính thẫm mỹ cao, kiến trúc xanh còn nhấn mạnh khả năng hữu dụng khi tận dụng hết các nguồn năng lượng sạch. 

Kiến trúc xanh
Kiến trúc xanh mang đến sự tiện nghi cho cư dân

Phù hợp với lịch sử và văn hóa khu vực 

Cần lưu ý đến yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, hiểu biết của người dân khu vực. Kiến trúc xanh phải thừa hưởng và phát huy bản sắc dân tộc. Đồng thời, công trình vẫn phải đảm bảo hạn chế tác động xấu đến môi trường.

5 tiêu chí đánh giá kiến trúc xanh Việt Nam

Địa điểm bền vững

Chọn một vị trí để xây dựng là bước tiên quyết đầu tiên chúng ta cần nghĩ đến khi muốn thiết kế công trình xanh. Địa điểm thiết kế cần là vị trí thuận lợi, ít bị tác động từ thiên nhiên để giúp chúng ta giảm thiểu chi phí phát sinh. Khí hậu, địa chất, cảnh quan, thổ nhưỡng, địa mạo và hệ sinh thái xung quanh cũng cần phải được xem xét kĩ lưỡng. 

Sau khi dự án được bàn giao thì cần có khâu cải tạo và bù đắp lại sự thiếu hụt của môi trường sinh thái. 

Sử dụng nguồn tài nguyên một cách tối ưu

Kiến trúc xanh ở bất cứ đâu đều phải tận dụng được nguồn năng lượng tự nhiên một cách hiệu quả. Nguồn năng lượng sẵn có này rất đa dạng, bao gồm: gió, nắng, nước… Hãy sử dụng và bảo vệ nguồn năng lượng này đúng cách. 

Chất lượng môi trường trong nhà

Môi trường an cư và lạc nghiệp phải đảm bảo sự thoải mái và tiện nghi. Vì đây là công trình được xây dựng để phục vụ các nhu cầu cơ bản của con người. Đó cũng chính là yếu tố để mang đến sự bền vững cho mục tiêu tồn tại của công trình.

Kiến trúc xanh
Tính tiện nghi do công trình xanh mang đến

Kiến trúc tiên tiến bản sắc

Mỗi quốc gia, mỗi nơi đều có bản sắc văn hóa riêng cần được bảo tồn và phát huy. Công trình của một quốc gia được coi là một thành công khi mọi người đều có thể biết đến nó dù chỉ cần nhìn qua hình ảnh.

Có thể bạn quan tâm: Nhà lá – Kiến trúc mang đậm văn hóa Việt

Tính xã hội nhân văn bền vững

Tính nhân văn bền vững mang đến sự phát triển lâu dài của con người cũng như môi trường tự nhiên cũng được đảm bảo. Tính nhân văn sẽ đảm bảo hơn nữa khi thiên nhiên và con người thật sự hòa hợp.

Các công trình tiêu biểu của kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh Thế Giới

Nhà xanh, Singapore

Ngôi nhà mang tên Meere do kiến ​​trúc sư Guz thiết kế nằm ngay trên đảo Sentosa, Singapore. Toàn bộ mọi mặt của ngôi nhà và cả sân thượng đều có cây xanh. Mặt tiền xanh mướt mang đến vẻ đẹp trang nhã, giúp cản nắng và mang lại sự riêng tư cần thiết cho chủ nhân sở hữu nó. 

Đọc thêm:   Chàng trai Hà Nội chi hơn nửa tỷ đồng đập thông hai căn hộ làm nhà đẹp mê
Kiến trúc xanh
Biểu tượng công trình xanh tại Singapore

Viện Bảo tàng Quai Branly, Pháp

Quai Branly được xây dựng ngay vị trí đắc địa của thủ đô nước Pháp, gần Tháp Eiffel. Đây là bảo tàng trưng bày nghệ thuật, văn hóa cũng như các nền văn minh của Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ và Châu Đại Dương. Điểm nổi bật của Quai Branly là những khu vườn bao phủ toàn bộ không gian bên ngoài.

kiến trúc xanh
Viện bảo tàng ngập lối cây xanh tại Pháp

Tòa nhà Urban Cactus, Hà Lan

Urban Cactus bao gồm 19 tầng với bố cục được thiết kế sáng tạo không theo quy luật nào. Các phòng của tòa nhà đều đón được nhiều ánh nắng tự nhiên nhất. Kiến trúc mô phỏng sinh học này sở hữu hình dạng như một cụm cây xương rồng.

Kiến trúc xanh
Tòa nhà mang thiết kế xanh tại Hà Lan

Có thể bạn quan tâm: Kiến trúc Gothic – Sang trọng, bề thế và đậm dấu ấn nghệ thuật

Kiến trúc xanh Việt Nam

Atlas Hotel Hoian

Đây là công trình kiến ​​trúc xanh lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Khách sạn này tọa lạc tại Phố cổ Hội An, do kiến ​​trúc sư Võ Trọng Nghĩa lên ý tưởng thiết kế. Công trình này tận dụng tối đa các vật liệu có sẵn ngay tại địa phương để đề cao vẻ đẹp văn hóa.

Kiến trúc xanh
Công trình xanh nổi tiếng tại Hội An

Tropical Forest

Tropical Forest tựa như một khu rừng nhiệt đới ngay giữa lòng Hà Nội. Kiến trúc này sẽ mang đến cảm giác mát lạnh, xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi khi đến đây.

Quán coffee được thiết kế theo lối kiến trúc xanh
Quán coffee được thiết kế theo lối kiến trúc xanh

The HUT 

HUT là dự án khu dân cư được nhóm kiến ​​trúc sư đến từ 2305 Studio thiết kế theo xu hướng kiến ​​trúc xanh. HUT chỉ gồm một tầng và một cửa ra vào tạo nên sự liên kết với nhau.

Kiến trúc xanh
Khu dân cư được khuyến khích trồng nhiều cây xanh

Tại Việt Nam nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm để xây dựng kiến trúc xanh thì bạn nên cân nhắc đến nhà đất Đắk Nông. Khu vực này có nhiều nền đất với diện tích đa dạng và nhiều mức giá hấp dẫn cho bạn lựa chọn. Đồng thời kết hợp với phong cảnh Đắk Nông sẽ tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.

Bài viết trên đã chia sẻ tường tận về những thông tin xoay quanh chủ đề kiến trúc xanh. Hy vọng quý bạn đọc sẽ bỏ túi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích. Đừng quên truy cập Muaban.net để cập nhật thêm nhiều thông tin hấp dẫn với đa dạng lĩnh vực nhé!

>>> Xem thêm:

  • 9 mẫu nhà cấp 4 mái bằng đẹp, được ưa chuộng năm 2022
  • Mẫu nhà ống 3 tầng đẹp hiện đại phổ biến nhất hiện nay
  • Green House – Căn hộ xanh giữa lòng khu đô thị Việt Hưng
  • Có nên chọn mẫu nhà ống cấp 4? Các mẫu nhà sang trọng, tiện nghi nhất hiện nay

Trần Quỳnh

Xem thêm tại Youtube KTVN | KIẾN TRÚC XANH, CÔNG TRÌNH XANH

Kiến trúc xanh là xu hướng thiết kế – thi công các công trình xây dựng giảm thiểu tối đa tác động tới thiên nhiên hướng tới lối sống gần gũi với thiên nhiên nhằm tiết kiệm nguồn năng lượng và giữ gìn môi trường trong lành sạch đẹp theo các tiêu chí của phát triển bền vững.

Các tiêu chí chính bao gồm:
+ Kiến trúc khí hậu: phát triển vào thập niên 60 của thế kỷ XX ở nhiều quốc gia.
+ Kiến trúc môi trường: gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường.
+ Kiến trúc sinh khí hậu: các kiến trúc sư sẽ nghiên cứu mô phỏng hình dạng của tòa nhà mô phỏng theo các yếu tố của thiên nhiên.
+ Kiến trúc sinh thái: đề ra các hướng kiến trúc phù hợp với môi trường sinh thái.
+ Kiến trúc hiệu quả và tiết kiệm năng lượng: các công trình kiến trúc nhà ở, văn phòng tiêu thụ ít điện năng.
+ Kiến trúc thích ứng: xây dựng công trình kiến trúc thích nghi được với khí hậu đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng của con người.

Bạn đang xem: » Kiến trúc xanh là gì? 6 xu hướng kiến trúc xanh bùng nổ ở Việt Nam và thế giới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *