Nơi cư trú là gì? Và thủ tục khai báo nơi cư trú
Mỗi người trong chúng ta đều đang có nơi cư trú của mình, nhưng liệu rằng bạn có thật sự hiểu nơi cư trú là gì? Xác định nơi cư trú là gì sẽ thật sự hữu ích trong quá trình sinh sống tại một khu vực nhất định. Thông qua bài viết này, hãy cùng Mua bán tìm hiểu chi tiết về nơi cư trú, cách phân biệt cư trú, tạm trú và thường trú và những quy định, trình tự, thủ tục có liên quan đến nơi cư trú.
Nơi cư trú là gì?
Nơi cư trú được hiểu như là chỗ ở hợp pháp mà bạn sinh sống thường xuyên và đã có hộ khẩu thường trú hoặc là bạn tạm trú tại nơi đó. Việc đăng ký tạm trú và thường trú phải thực hiện theo những thủ tục của quy định pháp luật Nhà nước.
Cần đặc biệt lưu ý rằng “chỗ ở” được công nhận là nơi cư trú nhất định phải đạt được những tiêu chuẩn do Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã đề ra, theo đó, có thể gồm các dạng là:
- Nhà để ở.
- Các phương tiện nhằm đảm bảo mục đích và phục vụ đầy đủ điều kiện sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình như thuyền, tàu, buồm…
- Những mô hình nhà khác để phục vụ nhu cầu sinh sống của cá nhân và hộ gia đình.
Nhìn chung, các mô hình chỗ ở nêu trên đều đáp ứng được những điều kiện căn bản cho công dân cư trú lâu dài, vì thế có thể được Pháp luật công nhận là nơi cư trú.
Như vậy, một số thông tin nêu trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về nơi cư trú là gì. Hãy cùng tìm hiểu tiếp những nội dung có liên quan vì nó sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết về nơi cư trú.
Phân biệt nơi cư trú, thường trú và tạm trú
“Cư trú”, “thường trú” và “tạm trú” là những thuật ngữ được sử dụng với tần suất rất nhiều trong các giấy tờ, hồ sơ, văn bản pháp luật, do đó bạn cần phân biệt được 3 thuật ngữ này vì chúng khá giống nhau và dễ gây nhầm lẫn.
Tiêu chí phân biệt | Cư trú | Thường trú | Tạm trú |
Khái niệm | Là nơi bạn thường xuyên sinh sống, nơi đã đăng ký hộ khẩu thường trú hay là nơi mà bạn đã đăng ký giấy tạm trú. | Là nơi ở của một công dân mang tính ổn định và thường xuyên, không có thời gian cụ thể về vấn đề này. | Có thể được hiểu như là nơi sinh sống của công dân, không phải nơi thường trú và công dân cũng đã có đăng ký tạm trú với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. |
Thời hạn cư trú | Đối với thường trú, việc bạn cần làm là đăng ký hộ khẩu thường trú là được, không có bất kỳ thời hạn nào về vấn đề này. | Ngược lại, tạm trú sẽ luôn có thời hạn, vì lẽ đây không phải nơi ở cố định của bạn, lưu ý là khi hết thời hạn tạm trú mà vẫn có ý định ở lại thì bạn phải đăng ký tiếp giấy tạm trú với cơ quan Nhà nước. | |
Nơi đăng ký | Hộ khẩu thường trú sẽ phải đăng kí tại các cơ quan như: công an huyện, quận, thị xã, những nơi trực thuộc trung ương. Có thể đăng ký thường trú tại công an xã, thị trấn thuộc huyện, hoặc đăng ký tại công an thị xã là thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền cấp sổ hộ khẩu. | Đơn giản hơn, nơi đăng ký tạm trú là tại công an phường, xã, thị trấn bạn sinh sống. | |
Điều kiện đăng ký |
Đối với đăng ký hộ khẩu thường trú:
|
Đối với đăng ký giấy tạm trú:
|
|
Kết quả đăng ký | Đối với đăng ký thường trú: sẽ được cấp sổ hộ khẩu thường trú. | Đối với đăng ký tạm trú: sẽ được cấp giấy tạm trú, sổ tạm trú, và được ghi tên trong sổ tạm trú của cơ quan chức năng ở địa phương. |
Quy định chung về nơi cư trú của cá nhân
Nếu trường hợp mà bạn không có nơi thường xuyên sinh sống và cũng không có hộ khẩu thường trú thì nơi cư trú của bạn là nơi bạn đang tạm trú, cũng có thể là đang có giấy đăng ký tạm trú, nơi mà hiện diện phần lớn tài sản của bạn ở đó.
Đối với những người chưa đủ tuổi thành niên thì nơi cư trú của bố mẹ chính là nơi cư trú của họ. Có nghĩa là bố mẹ đang sinh sống ở đâu thì đó chính là nơi cư trú của họ. Trong trường hợp bố và mẹ không còn sống chung với nhau nữa, nơi cư trú của hai người là hai nơi khác nhau thì lúc này nơi cư trú của những người chưa đủ tuổi thành niên chính là nơi cư trú của bố hoặc mẹ mà họ sống ở đấy nhiều hơn. Nếu đủ 15 tuổi trở lên, mỗi người cũng có thể có nơi cư trú khác với bố mẹ, tuy nhiên cần nhận được sự chấp thuận từ bố mẹ.
Đối với trường hợp nơi cư trú của người được giám hộ thì cần phải xác định theo nơi cư trú của người giám hộ người đó. Đủ 15 tuổi trở lên, người được giám hộ cũng có thể có nơi cư trú khác với người giám hộ của họ, tuy nhiên cần nhận được sự đồng ý của người giám hộ cũng như là các quy định khác của pháp luật thì mới chính thức được xác định nơi cư trú theo ý nguyện.
Còn đối với nơi cư trú của vợ chồng được xác định bởi nơi mà hai người cùng chung sống thường xuyên với nhau. Tuy nhiên, vợ chồng có thể có nơi cư trú hoàn toàn khác nhau nếu như cả hai bên đã đồng thỏa thuận và đồng ý.
Trường hợp đối với nơi cư trú của quân nhân đang làm nhiệm vụ thì nơi cư trú của họ chính là nơi họ đóng quân, thực hiện nhiệm vụ được giao, hoặc nếu họ có nơi thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú thì nơi đó cũng chính là nơi cư trú của họ.
Với trường hợp mà người thường xuyên hành nghề lưu thông trên tàu biển thì nơi cư trú của họ cũng chính là nơi mà họ đăng ký tàu thuyền.
Trình tự, thủ tục khai báo nơi cư trú
Dựa theo Điều 4 Nghị định 62/2021 hướng dẫn việc khai báo nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú như sau:
Bước 1: Khai báo tại cơ quan chức năng
Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an phường, xã, thị trấn; Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (dựa trên khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú).
Bước 2: Cung cấp thông tin về nơi cư trú
Nội dung xác nhận thông tin về nơi cư trú gồm những thông tin căn bản về công dân: Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân; quốc tịch; giới tính; dân tộc; tôn giáo; nơi ở hiện tại; quê quán; ngày, tháng, năm khai báo cư trú.
Cơ quan đăng ký cư trú xác minh, kiểm tra thông tin nhân thân của công dân đã khai báo qua trao đổi, lấy thông tin từ bố, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc người thân khác của công dân. Trong trường hợp cần thiết, có văn bản đề nghị tổ chức, cơ quan có liên quan xác minh, kiểm tra và cung cấp thông tin.
Trường hợp qua xác minh, kiểm tra mà xác định thông tin công dân đã khai báo là chưa chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú đề nghị công dân đó khai báo lại để xác minh lại nếu thấy rằng điều đó cần thiết. Thời hạn xác minh, kiểm tra lại được tính như thời hạn kiểm tra, xác minh lần đầu.
Bước 3: Được cấp số định danh, giấy xác nhận thông tin về cư trú
Sau khi đã xác minh, kiểm tra mà xác định được người đến khai báo là công dân nước Việt Nam và thông tin công dân đã khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú thực hiện thủ tục cần thiết để cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập và cấp số định danh cá nhân nếu mà công dân đó chưa có số định danh cá nhân.
Trách nhiệm của cơ quan đăng ký cư trú là cập nhật thông tin của công dân vào cơ sở dữ liệu về nơi cư trú và thông báo, cấp giấy để xác nhận thông tin về nơi cư trú cho công dân.
Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ dựa vào giấy xác nhận thông tin về nơi cư trú của công dân và thông tin của công dân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để mà tiến hành cập nhật những thông tin về hộ tịch và cấp các giấy tờ liên quan đến nhân thân cho công dân theo thẩm quyền.
Bước 4: Đăng ký thường trú, tạm trú sau khi được xác nhận thông tin cư trú
Người đã được cấp giấy xác nhận thông tin về nơi cư trú có trách nhiệm đăng ký tạm trú hoặc thường trú ngay sau khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Cư trú.
Trường hợp vẫn chưa đủ điều kiện đăng ký tạm trú, thường trú nhưng có thay đổi thông tin nhân thân thì cần phải khai báo lại với Công an cấp xã nơi đã cấp giấy xác nhận để cập nhật, rà soát thông tin về nhân thân lên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về nơi cư trú.
Như vậy, bài viết này đã trình bày đầy đủ và chi tiết về nơi cư trú là gì cùng nhiều vấn đề có liên quan đến nơi cư trú. Hy vọng những thông tin nêu trên sẽ giúp bạn tìm được một nơi trú phù hợp. Hãy theo dõi Mua bán để cập nhật những thông tin mới nhất về Mua Bán Nhà Đất tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc.
>>> Xem thêm
- 3 Mẫu Quảng Cáo Bán Đất Hay Giúp Tăng Tương Tác
- Mua bán nhà đất Hà Nội- cập nhật tình hình mới nhất!
- Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư nhà đất cho người mới
- Môi giới nhà đất và 5 yếu tố giúp bạn tìm kiếm khách hàng
Xem thêm video youtubeCách Xin Giấy Xác Nhận Cư Trú Dùng Thay Sổ Hộ Khẩu | THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Khi sổ hộ khẩu giấy không còn giá trị sử dụng thì người dân có thể dùng CCCD, CMND, giấy xác nhận cư trú,… để thay thế. Vậy làm thế nào để xin giấy xác nhận cư trú?
—-
Mẫu giấy xác nhận nơi cư trú mới nhất (Mẫu CT07)
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/42064/mau-giay-xac-nhan-noi-cu-tru
—-
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT – MEDIA TEAM
Nội dung: Diễm My
Trình bày: Đức Huy
Dựng hình: Hạnh Nguyên
—-
Hãy đăng ký kênh và theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều video clip và cảm nhận nhịp sống pháp lý nhé!
– Website: https://thuvienphapluat.vn/
– Fanpage: https://www.facebook.com/ThuVienPhapLuat.vn
#TVPL #thuvienphapluatonline