PHÂN LOẠI BU LÔNG NEO

Rate this post

PHÂN LOẠI BU LÔNG NEO

CẤU TẠO

Bu lông neo còn có nhiều tên gọi khác là bu lông móng hay bu lông neo móng. Đây là loại vật tư liên kết được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng.

Bulong neo có cấu tạo khá đơn giản với một thanh thép gồm một đầu được chạy ren và một đầu được bẻ cong theo hình dạng chữ L, J, U,… Chi tiết này cũng có các cấp bền thường đến cấp bền cao (4.6 – 8.8) với nhiều kích thước khác nhau với chiều dài từ 100 mm đến 6000 mm; đường kính từ M12 đến M56. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà lựa chọn hình dạng, kích thước, cấp bền phù hợp.

Bu lông neo

PHÂN LOẠI

Phân loại theo hình dạng

Nếu dựa theo hình dạng của bu lông móng thì có 4 loại được sử dụng phổ biến:

  • Bulong neo kiểu I
  • Bu lông neo kiểu J
  • Bulong neo kiểu L
  • Bulong neo kiểu U

Ngoài ra còn có các loại bu long neo móng khác như bulong neo JA, bulong neo LA, bulong neo chữ V nhưng không thông dụng.

Phân loại theo phương pháp xử lý bề mặt

Bề mặt của bu lông neo móng có ba loại phổ biến, đó là bulong neo inox, bulong neo xi trắng, bulong mạ kẽm nhúng nóng.

  • Bu long neo inox: Được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ (inox), với loại vật liệu này thì được không cần thêm bất kỳ bước xử lý bề mặt nào nữa. Vì loại vật liệu này đã có độ bền, khả năng chống gỉ sét cũng như tính thẩm mỹ cao.
  • Bu long neo mạ kẽm nhúng nóng: Loại này thường được chế tạo từ thép carbon hay thép kim loại. Sau khi tạo hình xong, cán ren xong sẽ được mang đi nhúng nóng. Đặc điểm của phương pháp này là gia tăng tính thẩm mỹ, tăng khả năng chống oxy hóa. Tuy nhiên thường sau khi được nhúng nóng, bulong sẽ giảm cấp bền.
  • Bu long neo xi trắng: Xi trắng hay nói cách khác là mạ kẽm điện phân. Sau khi tạo hình và tiện ren xong bu lông neo sẽ được phun trực tiếp hóa chất xi mạ lên bề mặt tạo nên một lớp màu xi trắng. Mặc dù tính năng chống oxy hóa không bằng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng nhưng phương pháp này cũng giúp bulong tăng khả năng chống ăn mòn và chống lại các tác động từ môi trường.
Đọc thêm:   Guzong thép được chế tạo từ những loại thép nào?

ỨNG DỤNG CỦA BULONG NEO

Bu lông neo được dùng chủ yếu để liên kết, cố định kết cấu thép, đặc biệt là kết cấu thép. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy bulong được ứng dụng cho các mục đích khác nhau như:

  • Thi công nhà xưởng, nhà thép tiền chế
  • Lắp đặt hệ thống cột đèn chiếu sáng, cột điện
  • Cố định chân và đế máy
  • Định vị chân cẩu, cẩu trục cảng biển

BU LONG NEO TẠI STC

Được thành lập từ năm 2008, Công ty cổ phần đầu tư STC Sài Gòn (STC Group) đã không ngừng nổ lực để trở thành đơn vị cung cấp phụ kiện liên kết hàng đầu Việt Nam. Với bulong neo móng được STC gia công sản xuất theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo đúng chất lượng yêu cầu.

Cũng là nhà sản xuất trực tiếp nên giá bu lông neo tại STC luôn rẻ hơn so với các đơn vj phân phối khác. Cùng với hàng loạt máy móc hiện đại, đảm bảo công suất để giao hàng đúng tiến độ khi khách hàng đặt số lượng lớn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *