Nếu đã học qua các lớp lý thuyết về tin học văn phòng thì switch là gì có lẽ sẽ không quá xa lạ. Kiến thức về mạng máy tính như mạng cục bộ, mạng diện rộng,… luôn được nhắc lại và cập nhật cho hầu hết các chương trình giảng dạy máy tính. Switch là gì hay thiết bị chuyển mạch/ bộ chuyển mạch, chức năng của switch sẽ được nhắc lại khái quát qua bài viết sau đây.
Định nghĩa Switch là gì?
Sơ lược về mạng máy tính
Để hiểu switch là gì trước hết chúng ta hãy cùng điểm lại một chút kiến thức về mạng máy tính.
Mạng máy tính hiểu một cách cơ bản là mạng lưới các máy tính được kết nối với nhau. Khi được kết nối máy tính sẽ có khả năng truyền thông tin qua lại lẫn nhau. Các dạng mạng máy tính hiện nay vô cùng đa dạng do tính chất doanh nghiệp ngày càng có những ứng dụng riêng.
Một số mạng phổ biến là LAN, WAN, Intranet,…
Mạng LAN: dùng trong nội bộ, kết nối các máy tính trong khu vực nhỏ như công ty, văn phòng, tòa nhà,…
Mạng WAN: Kết nối diện rộng, phạm vi có thể là một quốc gia, vùng lãnh thổ có thể lấy ví dụ là mạng viễn thông của các công ty viễn thông trong nước như Viettel, Mobi,…
Mạng Intranet: Cần chú ý để tránh nhầm lẫn với mạng internet, Intranet có đặc điểm khá khó nắm bắt nhưng để dễ hiểu ta có thể hình dung, đây là mạng giúp ta mở rộng kết nối từ phòng ban này với phòng ban khác cùng công ty.
Với những kiểu mạng này, các máy tính sẽ được kết nối với nhau theo một phương thức kết nối riêng gọi là mô hình mạng máy tính. Một số kiểu mô hình phổ biến như:hình sao, tuyến tính, hình vòng với những điểm ưu nhược điểm riêng.
Giải mã switch là gì
Và dù là mạng gì đi nữa, để kết nối các máy tính với nhau, ta cần một dụng cụ với tên gọi quen thuộc bộ chuyển mạch hay thiết bị chuyển mạch hoặc ngắn gọn hơn là cục Switch.
Switch là gì về mặt chuyên sâu mà nói sẽ khá khó hiểu. Về cơ bản switch là cầu nối, là người điều phối thông tin đi qua các đường dẫn đến các máy tính trong mạng máy tính theo mô hình sao.
Khi có tín hiệu xuất phát từ một nguồn liên kết với switch, switch sẽ tiếp nhận tín hiệu đó rồi chuyển thành dạng dữ liệu, từ cổng này, tại đây switch xem xét địa chỉ đích và chuyển dữ liệu đó đến cổng cần chuyển.
Cấu tạo của Switch
Để hiểu rõ hơn về thiết bị chuyển mạng này, không chỉ biết switch là gì, sau đây chúng ta sẽ đi qua thông tin về cấu tạo của switch.
Cùng nhắc lại switch là gì? thiết bị là một trong những phần quan trọng của mạng máy tính nên giống với hầu hết các thiết bị liên quan đến công nghệ máy tính, cục switch cũng gốm 2 thành phần là phần cứng và phần mềm:
Phần cứng của bộ chuyển mạch switch gồm lớp vỏ (chất liệu nhựa hoặc là sắt), nguồn cung cấp điện cho switch. Nếu thắc mắc switch là gì mà lại quan trọng thì bên trong cục switch này gồm có những phần phức tạp là CPU, bo mạch chủ, bộ nhớ switch, các bus hệ thống, còn lại là các cổng ngoại vi.
Về phần mềm, phần mềm của switch là các thuật toán được cài đặt bên trong thiết bị để xử lý các tín hiệu truyền đến.
Công dụng của Switch là gì?
Switch là gì, switch có cấu tạo như thế nào sau khi có cái nhìn sơ lược, vậy switch có công dụng như thế nào hãy cùng tìm hiểu tiếp.
Chuyển khung dữ liệu
Nói đến công dụng đầu tiên của switch, đây là công dụng miêu tả rõ ràng nhất tên gọi thiết bị chuyển mạch switch là gì.
Với tính năng chuyển khung dữ liệu, switch được ví như các bộ phân luồng giao thông, trong trường hợp này là các tính hiệu đường truyền, giúp chúng được chuyển đến nơi cần đến, hạn chế tối đa nguy cơ gián đoạn, tắc nghẽn.
Chia hệ thống mạng
Switch là gì trong mạng hệ thống mạng LAN rộng lớn của doanh nghiệp hoặc tổ chức? Switch giúp chia vùng mạng đó thành các segment hay các vùng mạng nhỏ hơn với tên gọi micro segment.
Từ đó, switch cho phép người dùng trên cùng một segment có thể truyền dữ liệu một cách trơn tru, hệ thống mạng cũng hạn chế tình trạng chậm.
Kết nối được nhiều cổng
Khi tìm hiểu chức năng của switch, người ta muốn biết thêm nhiều hơn về khả năng kết nối các cổng của thiết bị chuyển mạch này hơn là switch là gì.
Với khả năng kết nối được nhiều cổng, khi có các máy tính muốn kết nối với nhau, switch sẽ thiết lập một khoảng không mạng ảo giữa các máy tính đó. Mạng đó sẽ không làm ảnh hưởng đến các mạng khác.
Như vậy, switch sẽ tạo ra được nhiều cổng mạng ảo trong hệ thống mạng lớn, những mạng này đảm bảo việc lưu thông dữ liệu của các máy trong một mạng và không gây ảnh hưởng đến những máy không liên quan
Xây dựng bảng cung cấp thông tin
Với các thông tin định nghĩa xoay quanh switch là gì ta thấy công dụng rõ ràng của bộ chuyển mạch này là chức năng chủ đạo của một cánh cổng. Ngoài ra, có thể bạn chưa biết, switch còn là một chiếc “camera” có khả năng trích xuất và truyền dữ liệu.
Một khả năng chứng tỏ khả năng của switch bên cạnh là người điều phối, switch có khả năng ghi nhận các thông tin đã được xử lý. Sau khi thực hiện quá trình ghi nhận và phân tích đó, bảng và thông tin được tổng hợp sẽ được gửi đến địa chỉ mà người dùng yêu cầu.
Có những loại thiết bị chuyển mạch Switch nào?
Trong thời buổi ngày nay công nghệ phát triển và nhu cầu đa dạng, thiết bị chuyển mạch switch cũng được chia thành nhiều loại khác nhau để đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Nội dung sau đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc biết các loại phổ biến của switch là gì.
Theo tính năng
Có lẽ bạn đã hiểu phần nào switch là gì qua những phần trên, khi nói đến tính năng của switch ta có thể chia cục switch thành 2 loại:
Switch không được quản lý
Đúng như tên loại, không cần thắc mắc quá nhiều switch là gì với loại này. Loại switch này chứa các cài đặt mặc định, người dùng không thể xâm nhập hoặc điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu.
Nghe có vẻ dễ dùng nhưng chỉ với những kiểu mạng quy mô nhỏ, không phức tạp. Với những mạng có quy mô rộng lớn và phức tạp người ta biết phân loại switch là gì, hay rõ hơn là khả năng tùy biến của cục switch.
Switch được quản lý
Trái với switch không được quản lý là switch được quản lý. Với thiết bị chuyển mạch switch có thể được quản lý, người dùng có thể xâm nhập vào cấu hình bên trong cục switch để tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Khi tùy biến, switch sẽ có tính thích nghi cao, phục vụ tối ưu nhu cầu sử dụng hơn với những mạng phức tạp.
Theo chức năng
Khi đọc tài liệu để biết switch là gì, bạn nên xem kỹ vì có thể nhầm lẫn tính năng và chức năng khi phân loại switch. Theo chức năng, switch được chia thành đến 3 loại: Workgroup Switch, Segment Switch và Backbone Switch
Workgroup Switch
Đây là loại switch để kết nối các máy tính trong một mạng mà các thiết bị này đóng vai trò ngang nhau. Điều này có ý nghĩa mỗi máy hoạt động độc lập và không dựa vào một hay một cụm máy chủ. Nhìn chung loại kết nối này không phức tạp nên không cần yêu cầu phải có bộ nhớ switch quá cao hay tốc độ quá cao.
Segment Switch
Có thể hiểu đây là tầng thứ 2 khi trang bị switch. Loại segment switch này kết hợp Hub và workgroup switch với nhau từ đó làm tăng độ phức tạp dần của mạng máy tính. Cũng chính điều đó mà ta cần chọn segment switch phải có tốc độ xử lý cao để tránh tình trạng gián đoạn, đảm bảo đường truyền.
Backbone Switch
Nếu segment switch là tầng thứ 2 của workgroup switch thì backbone switch chính là tầng thứ 3 của workgroup switch (tầng kế tiếp của segment switch) và là phân loại cuối cùng khi thỏa mãn cho câu hỏi phân loại theo chức năng của switch là gì.
Backbone switch được dùng trong trường hợp bạn muốn kết nối các segment switch lại với nhau trong một mạng phức tạp hơn.
Hiển nhiên, với mức độ phức tạp hơn về cấp độ lẫn số lượng các thiết bị, để có thể lưu thông “hàng hóa” một cách thuận lợi hơn thì backbone switch cần phải có tốc độ truyền dữ liệu cực cao để có thể đưa dữ liệu đến tất cả các máy tính trong mạng
Theo các cách phân loại khác
Ngoài các nhánh phân loại trên, ta có thể xác định phân loại cục switch là gì bằng những cách sau đây:
- Số lớp vận hành: các lớp vận hành của switch chia làm 3 loại là lớp 1, lớp 2 và lớp 3 (layer 1, layer 2, layer 3).
- Loại nguồn cấp: 2 loại switch trong phân loại này là có PoE (POWER OVER ETHERNET), loại còn lại là không PoE.
- Số cổng: Khi phân loại theo tiêu chí này switch này có khá đa dạng cục switch. Các dạng là Switch 4, 8, 12, 16, 24 và switch 48 port
- Công nghệ: Switch Ethernet 10/100, 10/100/1000 (hay còn gọi là switch gigabit), Ethernet POE và switch cổng quang.
- Vị trí: switch công nghiệp (hoạt động trong các điều kiện và môi trường khắc nghiệt), core switch (là thiết bị chuyển mạch xương sống nằm ở trung tâm của lớp lõi mạng, tập trung nhiều thiết bị chuyển mạch tổng hợp vào lõi và thực hiện hoạt động định tuyến cho mạng LAN), access switch (có tác dụng chia cổng cho các hệ thống hạ tầng mạng ở cuối cùng và giữa các máy tính với nhau).
- Hãng: Switch HPE, Switch Cisco, Switch Ruijie, Switch Aptek, Switch TP-Link, Switch Juniper,…
Nguyên lý hoạt động của Switch?
Các nội dung trên xoay quanh bề nổi của switch là gì. Đi vào trong nguyên lý, nguyên lý của switch sẽ dễ hình dung hơn nếu ta so sánh với nguyên lý hoạt động của Hub.
Với Hub, càng nhiều thiết bị kết nối, Hub sẽ mất dần sức mạnh, dễ gây tình trạng chậm do dữ liệu truyền đi quá nhiều. Trong khi đó, mọi thiết bị khi kết nối qua switch chuyển mạch có thể gửi dữ liệu qua lại trong cùng một thời điểm (điều này đồng nghĩa với thông tin sẽ đảm bảo tốc độ tối ưu)
Về cổng kết nối, switch đa dạng cổng kết nối từ 4 đến tận 48 cổng. Về kiểu truyền tải, switch gồm 2 kiểu chính là unicast (dữ liệu từ 1 điểm đến 1 điểm khác) hoặc multicast (dữ liệu truyền từ 1 điểm đến 1 nhóm gồm các điểm).
Ngoài ra, tương tự Hub switch có địa chỉ sử dụng để truyền dữ liệu là MAC. Tuy nhiên, so với Hub, switch là thiết bị có trí thông minh, trong khi đó Hub lại không có sự thông minh.
Lợi ích mà Switch mang lại cho doanh nghiệp bạn
Trong thời đại công nghiệp tự động hóa phát triển, switch là phần cơ bản mà hầu như các doanh nghiệp đầu tư nghiêm túc không thể bỏ qua bởi những lợi ích tuyệt vời:
- Xây dựng “hệ thống liên lạc dữ liệu” cho doanh nghiệp với đa dạng kiểu dữ liệu từ địa chỉ liên lạc trong kinh doanh đến hình ảnh, tài liệu và video.
- Thông qua việc sử dụng switch chi phí vận hành sẽ được tối ưu và hiệu suất tối ưu trong quản lý doanh nghiệp
- Thông tin khách hàng, thông tin doanh nghiệp được bảo mật hơn khi kiểm soát được dòng dữ liệu trong hệ thống mạng.
Xem thêm về kiến thức trong quản trị doanh nghiệp:
- Project scope là gì? Tầm quan trọng của project scope đối với doanh nghiệp
Như vậy ngoài switch là gì, chúng ta còn được trang bị thêm sơ lược một số kiến thức liên quan đến bộ chuyển mạch phổ biến này. Muaban.net hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm một giải pháp trong việc quản lý dữ liệu hệ thống mạng máy tính cho doanh nghiệp. Chúc bạn sẽ áp dụng thành công!
Ngoài ra bạn có thể kham khảo thêm những tin đăng về tìm việc làm, mua bán nhà đất, tìm thuê nhà trọ,…. tại muaban.net. Chúc bạn tìm được những tin đăng phù hợp với nhu cầu của mình.
>>>Xem thêm:
- WIP là gì? Những điều cần biết về WIP trong doanh nghiệp
- BPO là gì? Lợi ích tuyệt vời BPO mang lại cho doanh nghiệp
- Workflow là gì? 7 bước để xây dựng một workflow cơ bản
Xem thêm Switch mạng là gì Phân loại và công dụng Switch mạng
https://samtech.vn/switch-mang-la-gi-phan-loai-va-cong-dung-swich-mang
Switch mạng là gì?
Switch mạng là thiết bị chuyển mạch, kết nối các đoạn mạng theo mô hình sao và có vai trò rất quan trọng. Trong mô hình này, switch mạng là trung tâm, tất cả các thiết bị khác kể cả máy tính có nối mạng đều kết nối về đây. Định tuyến tạo đường nối tạm trung chuyển dữ liệu đi.
#Switch #Hub #Router